Chat with us, powered by LiveChat

Gà chọi bị yếu chân – Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Gà chọi bị yếu chân khiến cho chiến kê gặp rất nhiều khó khăn khi di chuyển và thi đấu. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, làm sao để nhận biết, cách điều trị thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Gà Việt SV388 để có thêm thông tin hữu ích về chứng bệnh này nhé!

Triệu chứng nhận biết gà chọi bị yếu chân

Khi bị yếu chân, gà chọi sẽ có một số biểu hiện mà ta dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường như sau:

gà chọi bị yếu chân

  • Gà có biểu hiện đi lảo đảo, đứng không vững bởi cơ chân của nó không đủ khỏe để nâng đỡ toàn bộ cơ thể.
  • Khi thi đấu, các đòn vung chân của gà ít lực, gần như không gây nguy hiểm gì cho đối thủ.
  • Gà vẫn ăn uống, đi lại bình thường nhưng lâu lâu đứng lại lảo đảo và mệt mỏi.
  • Gà rất hay bị ngã, vì thế khi thi đấu gặp nhiều bất lợi.
  • Gà chọi bị yếu chân sẽ có biểu hiện đi cà nhắc. Những con bị nặng có thể chỉ lết được 1 chân, thậm chí là không thể đi lại được.

Xem thêm: Cách làm cổ gà chọi to, khỏe cực hiệu quả

Nguyên nhân gà chọi bị yếu chân do đâu?

Muốn đưa ra được cách điều trị hiệu quả nhất, sư kê cần phải nắm được nguyên nhân gà bị yếu chân do đâu. Thường thì tình trạng yếu chân rất hay gặp ở gà tơ bởi:

ga choi bi yeu chan 2

  • Giai đoạn gà tơ là lúc chiến kê chưa được tập luyện và thi đấu nhiều nên bắp đùi chưa có được sự nở nang, săn chắc, chân chưa cứng và vững.
  • Chế độ dinh dưỡng cho gà chưa hợp lý, không đủ chất để gà phát triển.
  • Cũng có thể gà chọi bị yếu chân do di truyền từ bố mẹ sang con.
  • Ngoài ra có thể do gà bị chấn thương khi thi đấu, tập luyện. Sau khi đá xong không được chăm sóc kỹ lưỡng nên cũng hay bị yếu chân.

Hướng dẫn cách chữa gà chọi bị yếu chân hiệu quả

Với mỗi nguyên nhân làm gà chọi bị yếu chân ta lại có những cách khác nhau để khắc phục đó là:

ga choi bi yeu chan 3

Gà bị yếu chân do té ngã

Đầu tiên sư kê cần xác định được vị trí gà bị thương ở chỗ nào, khu vực nào bị sưng. Nếu chỉ bị thương phần mềm thì cho gà nghỉ ngơi, hạn chế đi lại. Còn với gà bị gãy chân, cần tiến hành bó bột để xương mau liền.

Gà chọi bị yếu chân do tập luyện chưa đúng

Có thể những bài tập vần hơi, vần đòn, quần bội mà anh em đang áp dụng quá sức với gà cũng có thể khiến cho gà bị chấn thương. Lúc này, anh em cần đưa ra cách rèn luyện kết hợp nghỉ ngơi hợp lý để gà mau chóng lấy lại sức khỏe cho đôi chân của mình.

Gà yếu chân do chế độ ăn chưa phù hợp

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp không phù hợp khiến gà bị gầy còm ốm yếu, cơ đùi, chân chậm phát triển cũng là nguyên nhân khiến cho gà bị yếu cahan. Sư kê cần bổ sung thêm các dưỡng chất cho gà, đặc biệt là đạm, protein trong các loại thức ăn như thịt bò, thịt heo nạc, lươn, cá chép, sâu, trứng cút lộn…nhằm giúp chúng phát triển hơn, đá mau có lực hơn, ít bị ngã.

ga choi bi yeu chan 4

Gà chọi bị yếu chân do đang bị bệnh

Khi bị bệnh chân gà cũng sẽ trở nên yếu hơn so với bình thường. Điều quan trọng là sư kê phải xác định được gà mắc bệnh gì để kịp thời có biện pháp điều trị. Với trường hợp gà bị kén ở bàn chân, sư kê cần phát hiện các nốt mụn và loại bỏ chúng, vệ sinh hàng ngày cho gà để chân gà mau khỏe. Lưu ý, chuồng trại chăn nuôi phải thoáng đãng, sạch sẽ, tránh làm vết thương bị nhiễm trùng.

Gà chọi bị yếu chân do yếu gối

Gà chọi bị yếu gối có thể do bị va đập trong khi thi đấu hoặc mắc cách bệnh về xương khớp. Với trường hợp này sư kê nên chườm lạnh để gà mau chóng hồi phục. Còn nếu là do bị bệnh xương khớp gây nên thì sẽ mất thời gian dài để điều trị, phải kiên trì, không nhanh được.

Các cách giúp gà tăng cường sức khỏe cho đôi chân

Muốn tăng sức mạnh cho đôi chân của gà, ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị theo từng nguyên nhân trên, sư kê có thể thực hiện một số cách sau đây:

Om bóp, dầm cán để chữa gà chọi bị yếu chân

Theo các sư kê có nhiều kinh nghiệm trong huấn luyện, chăn nuôi gà đá. Việc thường xuyên om bóp, vào nghệ, dầm cán cho gà sẽ giúp chúng trở nên khỏe mạnh hơn, nhất là cơ đùi và cơ chân.

Theo đó, sư kê có thể giã nát nghệ ra rồi trộn với rượu trắng 40 độ và om bóp vào chân cũng như các vùng da hở của gà. Bên cạnh đó, pha loãng nước tiểu ra rồi cho gà dầm cán tầm 20 phút cũng là cách hay để chân gà khỏe hơn, đá có lực hơn. Thực hiện đều đặn trong khoảng 1 – 2 tháng là anh em sẽ thấy chân gà khỏe hơn đáng kể.

ga choi bi yeu chan 7

Các bài tập chân và đầu gối cho gà chọi

Các bài tập đầu gối và chân cho gà chọi thực sự mang lại hiệu quả với những trường hợp gà bị yếu chân. Theo đó, sư kê luồn tay vào lườn gà, tất tung lên ở độ cao tầm 50cm để gà tự do tiếp đất. Quan sát phản xạ và khả năng giữ thăng bằng của gà khi rơi xuống như thế nào. Nếu ổn thì tăng dần tần suất tập lên. Ngoài ra có thể cho gà đậu trên cánh tay rồi cho chúng tự tiếp đất cũng là bài tập được nhiều sư kê áp dụng.

Tập quần bội cho gà

Quần bội tức là ta dùng 1 cái lông to và 1 cái lồng nhỏ chồng lên nhau. Thả gà dụ ở trong lồng nhỏ, thả gà cần tập ở ngoài lồng to. Bài tập này vừa giúp tăng sức bền cho gà, vừa luyện cho chúng sự hung hăng máu chiến. Bắt đầu với các bài tập khoảng 10 phút rồi tăng dần lên.

Lời Kết

Trên đây là nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị gà chọi bị yếu chân mà sư kê cần biết. Hãy chú ý nhiều hơn tới dinh dưỡng và chế độ tập luyện để gà mau chóng có được sức mạnh đôi chân tốt nhất, đá có lực nhất nhé!