Chat with us, powered by LiveChat

Hướng dẫn cách chọn và chăm sóc gà chọi tơ chuẩn nhất

Gà chọi tơ là giai đoạn gà tầm 6 – 7 tháng tuổi. Thay vì nuôi gà từ khi còn nhỏ xíu hoặc trưởng thành hẳn, nhiều người lại chọn chăm gà từ giai đoạn gà tơ. Bởi lúc này đề kháng của gà đã đủ tốt để không phải chăm chút nhiều như khi còn nhỏ, dễ dàng huấn luyện theo ý của sư kê. Thế nhưng anh em đã biết chọn gà chọi tơ sao cho chuẩn và chăm sao cho đúng để tạo ra các chiến kê chất lượng chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết này của Gà Việt SV388 để có thêm thông tin hữu ích.

Bật mí cách chọn gà tơ chuẩn nhất theo kinh nghiệm của cao thủ

Để sở hữu được những chiến kê gà chọi tơ vừa đẹp mã, đá hay, đòn tốt, dễ huấn luyện, trước tiên anh em cần cân nhắc chọn lựa gà dựa trên các yếu tố sau đây:

Chọn dựa vào đòn lối của gà

Ở giai đoạn gà tơ, đòn lối của chúng chưa được thể hiện nhiều. Tuy nhiên ta vẫn có thể cân nhắc những con máu chiến, hung hăng, hay đi ghẹo đòn các con khác trong đàn. Vì những con như thế sẽ có tố chất đá rất tốt. Nhưng lưu ý một điều, giai đoạn này gà cực máu chiến, chúng sẵn sàng đánh nhau tới khi trọng thương, thậm chí một mất một con. Để tránh tình trạng này xảy ra, sư kê nên tách riêng các cá thể ra nuôi nhốt vào các lồng riêng nhé!

ga choi to 1

Chọn gà chọi tơ dựa vào tông dòng

Đây cũng là yếu tố khá quan trọng mà sư kê cần chú ý khi mua gà chọi tơ. Bởi tông dòng cũng phần nào đó quyết định tới việc gà đá hay hay không. Do đó, hãy chú ý tới gà bố, gà mẹ của chúng có đặc điểm ngoại hình ra sao, đòn lối có hung hăng, máu chiến không. Nếu gà bố đã từng tham gia thi đấu chuyên nghiệp và giành chiến thắng lớn tại các sàn đấu thì hãy ưu tiên chọn ngay.

Chẳng vì thế mà hậu duệ của các siêu chiến kê đình đám như: Xám Thần, Xám Messi, Ô Taxi, gà Ông Kễnh… luôn được các sư kê săn đón, thậm chí có tiền cũng chưa chắc mua được.

ga choi to 2

Chọn gà chọi tơ dựa vào vảy chân, lông

Vảy và lông của gà cũng là các tiêu chí quan trọng cần nhớ khi chọn gà chọi tơ. Hiện tại, gà chiến có tới hơn 100 loại vảy khác nhau, có cả vảy hiếm – vảy lạ đòn hay đá hiểm và cả vảy xấu không nên chọn.

Ở giai đoạn gà tơ, vẫn khá khó để ta có thể biết được vảy của nó xấu đẹp thế nào. Có chăng hãy quan sát và cân nhắc chọn dựa vào kinh nghiệm của người xưa. Chẳng hạn gà ô chân trắng mỏ ngà, gà ô chân xanh mắt ếch thì nên chú ý tới vì có thể chúng là các thần kê, linh kê hiếm có khó tìm. Những thông tin này anh em có thể tham khảo thêm ở các bài viết chuyên sâu về vảy trong chuyên mục này của chúng tôi.

Chọn gà chọi tơ dựa vào sức khỏe

Tiêu chí cuối cùng anh em cần nhớ khi chọn gà tơ đó chính là dựa vào sức khỏe. Chiến kê dù có ngoại hình ấn tượng tới đâu đi nữa mà sức khỏe kém thì cũng không nên chọn làm gì. Hãy chắc chắn rằng chiến kê anh em để mắt tới không bị bất cứ dị tật bẩm sinh nào, cơ thể cân đối, phát triển toàn diện.

ga choi to 3

Xem thêm: Cách chọn gà chọi con khỏe mạnh với 9 tiêu chí cực chuẩn

Lọc gà chọi tơ để tìm ra các cá thể nổi bật

Sau khi đã chọn ra được những cá thể chất lượng nhất thông qua 4 tiêu chí kể trên, anh em bước vào giai đoạn lọc gà. Có 3 lần lọc mà sư kê cần thực hiện để thực sự tìm được những chiến kê chất lượng nhất.

Lọc lần 1 – Loại bỏ các cá thể ốm yếu

Bước lọc đầu tiên chính là lọc bỏ những cá thể bị ốm yếu, dị tật bẩm sinh hoặc có những điều bất thường ra để nuôi riêng. Lưu ý, nuôi riêng, không phải bỏ hẳn. Bởi có những trường hợp các con gà sở hữu những điều bất thường đó lại chính là các thần kê, linh kê hiếm có khó tìm.

ga choi to 4

Lần lọc thứ 2 – Chọn các chiến kê có tiềm năng

Cách hay nhất để biết gà chọi tơ có tiềm năng hay không chính là cho chúng vần đòn với các con gà tơ khác. Sau đó lại phân tách lần nữa, nhưng không dồn chung với các con gà đã tách ở lần lọc đầu tiên.

Lần lọc thứ 3 – Vần gà để có đánh giá cuối cùng

Bước cuối cùng, sư kê tiến hành vần hơi, vần đòn cho gà chọi để chọn ra các cá thể chất lượng nhất. Con nào đá hay, hung hăng, máu chiến thì nên đầu tư chăm nuôi và huấn luyện chuyên biệt để chúng phát triển toàn diện.

Với những con lọc ở lần 1 và 2 ta vẫn chăm nuôi và quan sát. Nếu con nào có chuyển biến tốt, tiến hành đầu tư nuôi dưỡng. Nếu con nào chỉ có mã đẹp, đòn hay nhưng sức bền kém thì nên để đạp mái lưu giống. Còn nếu không có gì ấn tượng thì có thể bỏ qua luôn.

Hướng dẫn cách chăm sóc gà chọi tơ hiệu quả nhất

Chăm sóc gà chọi tơ không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi không chỉ chú trọng vào dinh dưỡng để gà phát triển về thể chất, sư kê còn cần phải có phương pháp huấn luyện bài bản nữa.

ga choi to 5

Nắm vững các đặc điểm của gà chọi tơ

Từ 6 tháng tuổi trở đi, gà đã phát triển khung xương một cách tương đối, lông mã cũng bắt đầu trổ, tập thành học gáy nhưng tiếng gáy còn nhỏ, chưa có độ vang, to, rõ ràng như gà trưởng thành.

Lúc này gà khá háo thắng, sung sức. Không nên nuôi theo hình thức thả lang vì chúng có thể đá lẫn nhau bị thương và có thể làm hỏng gà. Tốt nhất tách riêng các cá thể gà chọi tơ ra các chuồng khác nhau. Đồng thời chịu khó vuốt ve, bế nó trên tay để nó quen với chủ.

ga choi to 6

Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi tơ

Về cơ bản, chế độ dinh dưỡng của gà trong các giai đoạn cũng không khác nhau là mấy. Chúng ta chỉ tăng giảm khẩu phần của nhóm thức ăn nào đó để phù hợp với từng thời kỳ phát triển của gà mà thôi.

Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho gà chọi tơ mà sư kê có thể tham khảo:

  • Buổi sáng (8 – 9h): Lúa, ngũ cốc chính là thức ăn chính của bữa sáng.
  • Buổi trưa (12h): Cho gà ăn thực phẩm tươi, rau xanh để tăng chất xơ và khoáng chất
  • Buổi chiều (4h): Cho ăn lúa, ngũ cốc.
  • Ban đêm (8h): Cho ăn thêm lúa, ngũ cốc. Đồng thời bổ sung nước cho gà rồi để chúng ngủ.

ga choi to 7

Thêm một vài lưu ý nhỏ nữa sư kê cần ghi nhớ đó là:

  • Đựng thức ăn và nước uống cho gà trong máng sạch.
  • Cho gà chọi tơ ăn lượng thức ăn vừa đủ trong một bữa, không nên thừa từ ngày này qua ngày khác.
  • Muốn xác định được lượng thức ăn gà tiêu thụ trong một ngày như thế nào, ta có thể cân đo lượng thức ăn trước khi đổ rồi cho gà ăn thật nhiều. Sau đó xem thừa thiếu ra sao để có sự điều chỉnh cho hợp lý.
  • Nước cho gà uống phải sạch, không chứa tạp chất, không dùng nước máy xả trực tiếp từ vòi ra.
  • Chuồng trại cần tiến hành vệ sinh, khử trùng thường xuyên để tránh mầm bệnh tích tụ có thể gây bệnh cho gà.

Tiến hành cắt tai tích, tỉa lông cho gà chọi tơ

Thời điểm gà được 6 – 7 tháng tuổi chính là lúc thích hợp nhất để cắt tai tích cho chúng. Bởi lúc này gà chưa thi đấu, không cần mất thời gian chờ đợi lâu, hơn nữa vết thương cũng nhanh lành hơn. Để cắt tai tích cho gà, sư kê có thể dùng kéo, dao lam hoặc là dây chun cũng được. Muốn nhanh thì dùng kéo và dao lam để cắt, còn nếu sợ gà bị chảy máu thì dùng dây chun buộc và chờ cho tai tích tự rụng. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng, sư kê cần nắm được để áp dụng nhé!

ga choi to 8

Giai đoạn gà chọi tơ, lông của chúng không nhiều nhưng cũng nên tiến hành cắt tỉa cho gọn gàng, sạch sẽ, đặc biệt là vào mùa hè để chúng có thể tỏa nhiệt tốt hơn. Các bước tiến hành cắt tỉa lông cho gà chọi như sau:

Tỉa lông ở đầu và cổ

Không tỉa lông trên đỉnh đầu, chỉ nên tỉa từ cổ trở xuống, sau đó tới lông gáy và lưng. Khi tỉa, anh em cầm từng cọng lông kéo căng ra rồi hớt sát chân lông. Trước hầu không để lông che từ cần non xuống ngực.

Tỉa lông ở nách và hông cho gà chọi

Muốn gà tỏa nhiệt nhanh và mùa hè, cần tiến hành cắt tỉa lông ở hai khu vực này cho chúng. Trước tiên ta sẽ tỉa từ lông nách xuống tới phao câu. Lấy phần xương hông nhô ra làm chuẩn rồi tỉa gọn xuống tới phần hậu môn của gà là được.

Tỉa lông ở đùi cho gà chọi

Lông đùi và hông của gà chọi tơ nên tỉa gọn, chỉ giữ lại lông bao quanh đùi chừng 5cm từ gối lên là được. Đùi trong tỉa sạch sẽ lông rồi dùng khăn ướt lau qua.

Tỉa lông ở bụng dưới lườn

Giữ lại phần lông ngực cho tới đùi để hạn chế các vết thương khi xạ nạp. Toàn bộ lông từ sau đùi cho tới hậu môn cần tỉa gọn gàng, sạch sẽ. Ai khéo tay có thể chừa lại một chùm lông nhỏ ở phao câu để cản gió, tránh đối phương cắn mổ khi thi đấu.

Các bài tập cơ bản cho gà chọi tơ

Ở tầm tuổi này, gà chưa cần tập luyện cường độ cao như gà trưởng thành. Tuy nhiên sư kê cũng cần có phương pháp huấn luyện bài bản để chúng định hình phong cách thi đấu ban đầu cho mình ngay từ bây giờ. Một số bài tập không thể thiếu được khi huấn luyện gà chọi tơ đó là:

ga choi to 9

  • Vần hơi: Cho 2 chiến kê bằng tuổi nhau tự vần với nhau. Lưu ý, cả hai chiến kê cần phải bịt mỏ, bịt cựa thật kỹ càng để tránh gây ra những tổn thương trong quá trình vần. Cách này đơn giản nhưng giúp gà tăng sức bền rất tốt.
  • Quần sương: Khi trời sáng sớm khoảng 4 – 5h sáng, sư kê thả gà ra vườn để nó tự do đi lại. Vừa giúp chúng thư giãn vừa quen với điều kiện thời tiết – ít bị bệnh, tăng sự cứng cáp.
  • Dầm cán: Khi dầm sương xong, cho gà dầm cán tầm 10 phút. Sư kê có thể pha loãng nước tiểu trẻ em ra để cho gà ngâm chân.
  • Phun rượu, om gà: Trước khi cho gà chọi tơ phơi nắng, ta nên phun rượu rồi kết hợp massage để rượu thấm vào da. Cách này vừa giúp gà thư giãn cơ, vừa giúp lưu thông khí huyết hiệu quả. Mỗi ngày nên cho gà tắm nắng 2 lần (sáng – chiều) rồi sau đó tắm qua nước lạnh, phơi khô lông và phun rượu lần nữa.

Lời Kết

Trên đây là cách chọn lựa và huấn luyện gà chọi tơ khá hay mà các anh em có thể tham khảo. Chúc anh em tìm được cho mình những chiến kê gà tơ chất lượng nhất để có thể chăm sóc, huấn luyện trở thành các cao thủ trên sàn đấu, không ngán bất cứ đối thủ nào.